Cần làm gì khi xe ngập nước
Việc triều cường ở nước ta là chuyện bình thường. Dù trời rất nắng, nhưng đường xá vẫn ngập. Vậy khi chúng ta lỡ đi xe vào đường ngập nước và xe bị vào nước chúng ta cần làm gì?
Đậu xe ngay tại vị trí ngập nước sâu qua sàn xe
Nhiều người nghĩ rằng sàn xe ô tô là kín hoàn toàn nhưng phải vậy, trên thực tế sàn xe hay sắt-xi của xe có những lỗ hở được bịt bằng các nút nhựa, khe kẽ trên xe không thực sự kín. Như vậy, xe sẽ không vào nước được khi di chuyển nhưng khi đậu tại chỗ nước sẽ có thể lọt vào xe bạn.
Vệ sinh làm sạch nội thất
Khi bị lọt nước vào trong xe ô tô, chắc chắn sàn xe là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Tuỳ theo mức độ nhiễm nước mà sẽ áp dụng các biện pháp vệ sinh làm sạch sàn xe khác nhau.
Nếu nước vào xe ô tô ít, chỉ làm ướt thảm lót sàn và ẩm nhẹ sàn xe thì có thể tự làm sạch tại nhà. Đầu tiên hãy tháo thảm lót sàn ra, đem xịt/giặt rửa và phơi khô. Còn sàn xe thì dùng máy sấy để sấy khô. Sau đó vệ sinh bằng bình xịt vệ sinh nội thất ô tô chuyên dụng.
Trong trường hợp nước vào sàn xe ô tô nặng thì nên tháo hết toàn bộ ghế để vệ sinh toàn bộ sàn xe. Bởi sàn xe ô tô thường được bọc nỉ. Chất liệu này rất nhạy cảm với nước. Nếu bị ẩm sẽ dễ bốc mùi, sản sinh vi khuẩn, nấm mốc.
Chưa kể nước vào trong xe ô tô quá nhiều còn có thể làm hư hại bọc sàn, các bông cách âm. Tấm kim loại của sàn xe rất kín, được dập tạo thành nhiều hình khối lồi lõm để tăng khả năng cách âm. Nên nếu nước chảy vào sẽ đọng thành các ngăn nước.
Do đó tốt nhất hãy tháo toàn bộ ghế xe, thảm lót sàn, bọc cẩn thận các dây điện. Nếu hư hại nghiêm trọng có thể tháo cả bọc sàn, lớp cách âm xe (nếu có) và làm lại sau khi đã vệ sinh. Sau khi đã tháo hết toàn bộ thì mở các lỗ thoát nước để thoát hết nước, xịt rửa loại bỏ chất bẩn, vệ sinh sạch sẽ. Tiếp theo dùng béc gió thổi khô, tra mỡ vào các bulong – đai ốc để bảo dưỡng, chống gỉ sét. Sấy sàn thật khô và lắp ráp lại như cũ.
Trường hợp ghế ngồi hay ốp cửa cũng bị dính nước thì vệ sinh luôn. Nên kiểm tra cả cốp phía sau, nước rò vào cốp sau xe ô tô nếu không sớm xử lý cũng dễ gây ẩm, bốc mùi hôi và rỉ sét sàn. Việc tháo ghế, vệ sinh toàn bộ nội thất ô tô khá phức tạp. Vì thế nên đưa xe đến gara để được xử lý chuyên nghiệp.
Kiểm tra hệ thống điện
Hệ thống dây điện được ví như “hệ thống dây thần kinh”, có mặt trên toàn bộ thân xe. Vì thế khi xe ô tô bị nước vào, sau bước vệ sinh cần kiểm tra hệ thống điện thân xe, nhất là khu vực phía dưới taplo và bên trong ốp cửa. Bởi nếu hệ thống điện bị nhiễm nước sẽ rất dễ bị chập và cháy. Do đó cần kiểm tra toàn bộ dây điện, các jack nối và xịt khô nếu cần.
Kiểm tra, quét lỗi
Sau khi hoàn tất việc xử lý nước vào xe ô tô, bạn nên kiểm tra, quét lỗi toàn bộ hệ thống điều khiển, các hệ thống – thiết bị điện tử trong xe. Vì dưới bảng taplo hay bệ trung tâm thường đặt nhiều hệ thống quan trọng như: điều khiển túi khí, điều khiển hộp số, điều khiển đèn chiếu sáng, hệ thống màn hình giải trí trên xe – loa xe, điều hoà, … Do đó, không chỉ hút nước, sấy khô mà cần kiểm tra tình trạng hoạt động, xem có bị hư hỏng, trục trặc gì không.
Ô tô khi ngập nước sẽ hỏng gì?
Tùy vào từng mức độ ngập nước của xe ô tô sẽ gây hỏng hóc ở mức độ nặng hay nhẹ. Trong đó:
Nếu xe bị vô nước ở mức độ nhẹ, có nghĩa nước chỉ ngập tới sàn xe thì có thể gây hỏng hệ thống điện và động cơ. Lúc này tài xế có thể chủ động xử lý hút nước và sấy khô.
Ở mức độ nặng hơn, nước không chỉ vào sàn xe mà nước rò vào cốp sau xe ô tô hoặc vào nhiều bộ phận khác từ nóc capo thì sẽ gây ra:
– Hỏng xy lanh của bộ phận hút gió.
– Hỏng hệ thống điện quanh xe.
– Gây cháy, hỏng hệ thống điều khiển của xe.
– Gây trục trặc các hệ thống loa, đèn chiếu, dây dẫn.
– Hệ thống điều khiển túi khí bị ảnh hưởng theo.
– Đặc biệt là gây hiện tượng thủy kích, chết máy, làm hỏng tay biên, hệ thống động cơ của xe.